Chuỗi Cung Ứng Là Gì? Tìm Hiểu Về Mô Hình Chuỗi Cung Ứng
Những năm gần đây Logistics và chuỗi cung ứng được rất nhiều người quan tâm. Vậy cụ thể chuỗi cung ứng là gì? Bao gồm những hoạt động gì và sự khác nhau giữa chuỗi cung ứng và Logistics là gì. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây của Tư Vấn Logistics.
»»» Review Khóa Học Logistics Ngắn Hạn Tốt Nhất Hà Nội TPHCM
I. Chuỗi Cung Ứng Là Gì?
Chuỗi cung ứng hay còn được gọi là Supply Chain. Nó gồm các mắt xích gồm công ty và các nhà cung cấp tạo thành mạng lưới để sản xuất, phân phối sản phẩm. Chuỗi này sẽ bắt đầu từ giai đoạn đầu là tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô cho đến việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng tới tay người tiêu dùng.
Mạng lưới này bao gồm các hoạt động, các bên liên quan như: con người, công ty, nhà xưởng, thông tin và tài nguyên khác nhau.
Trong chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm đã qua sử dụng có thể quay trở lại bất kì một mắt xích nào trong chuỗi cung ứng, nơi mà giá trị còn lại của nó có thể tái chế được.
Các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng thường được xếp hạng theo “cấp”: Nhà cung cấp cấp một sẽ là người trực tiếp cung cấp sản phẩm cho khách hàng, cấp hai là các nhà cung cấp cho cấp một, cấp ba là nhà cung cấp cho cấp hai,…
Ví dụ về chuỗi cung ứng của 1 công ty
Để hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh khái niệm “chuỗi cung ứng là gì” chúng ta sẽ cùng nhau xem xét một ví dụ cụ thể về chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp sữa, cụ thể là chuỗi cung ứng của Vinamilk:
Sơ đồ chuỗi cung ứng của Vinamilk:
2. Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Là Gì?
Quản trị chuỗi cung ứng có tên viết tắt là CSCMP – Council of Supply Chain Management Professionals.
Quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa không chỉ là quản lý các hoạt động hậu cần mà nó bao gồm: Hoạt động lập kế hoạch, các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung ứng, thu mua, trong đó có cả logistics. Quan trọng hơn, quản trị chuỗi cung ứng còn bao gồm quản lý các mối quan hệ, hợp tác với các đối tác như nhà cung cấp, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3, khách hàng trong một chuỗi cung ứng toàn diện.
Về bản chất, quản trị chuỗi cung ứng là tích hợp tất cả các công việc quản trị cung cầu bên trong và cả giữa các đơn vị với nhau trong đó bao gồm cả hoạt động logistics. Quản trị chuỗi cung ứng tích hợp trách nhiệm của việc kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao. Nó bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần, các hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phân phối đầu ra như hoạt động của các bộ phận tiếp thị, bán hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.
»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu
3. 5 Yếu Tố Cơ Bản Của Chuỗi Cung Ứng
Năm yếu tố cơ bản trong hoạt động chuỗi cung ứng là sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin, đây là những thông số thiết kế hay những quyết định về chính sách.
Năm yếu tố này là những nhân tố quyết định trong việc hình thành nên mô hình và năng lực trong bất kỳ một chuỗi cung ứng nào. Khi các quyết định về chính sách hình thành, chuỗi cung ứng sẽ thực hiện công việc bằng các hoạt động thực thi hàng ngày và xảy ra thường xuyên. Chúng được gọi là những hoạt động “Đóng – Mở” , mỗi chuỗi cung ứng sản phẩm/dịch vụ sẽ thực thi các đơn hàng từ khách hàng và giao sản phẩm cho khách hàng.
– Sản xuất: Nói đến sản xuất là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để tạo ra và tồn trữ sản phẩm. Các phương tiện để thực hiện sản xuất là các nhà máy, máy móc và kho. Yêu cầu đối với nhà quản trị ở đây là làm thế nào đáp ứng nhanh và hiệu quả nhu cầu. Nếu các nhà máy và kho được xây dựng dư thừa công suất, chúng có khả năng đáp ứng mau chóng nhu cầu sản phẩm đa dạng và nhanh chóng nhưng việc đó cũng sẽ dẫn đến vấn đề không phát sinh lợi nhuận, sản xuất kém hiệu quả.
– Hàng tồn kho: Hàng tồn kho bao gồm mọi thứ từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm, thành phẩm do các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ có mặt. Hàng tồn kho có mặt xuyên suốt trong chuỗi cung ứng. Các nhà quản trị cần cân nhắc giữa tính sẵn sàng cung cấp với tính hiệu quả. Cần phải biết rằng nếu tồn trữ một lượng lớn hàng thì sẽ cho phép một công ty hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng đó đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, chi phí cho hàng tồn kho rất tốn kém do đó để đạt được tính hiệu quả cao, chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp càng tốt.
– Vị trí: Vị trí ở đây là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện của chuỗi cung ứng và các hoạt động cần được thực hiện bởi từng phương tiện. Các nhà quản lý cần phải cân nhắc nên tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm giảm được chi phí nhờ quy mô và hiệu quả, hay bố trí các hoạt động ra nhiều vị trí khác nhau gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn.
Trước khi đưa ra quyết định về vị trí, các nhà quản lý cần phải xem xét trước các yếu tố như chi phí phương tiện, chi phí nhân công, kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và thuế quan, và sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng. Các quyết định về vị trí thường là những quyết định mang tính chiến lược vì chúng gắn với kế hoạch dài hạn một lượng tiền lớn với các kế hoạch dài hạn.Quyết định về vị trí có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí và đặc tính của chuỗi cung ứng, phản ánh chiến lược của công ty trong việc xây dựng và phân phối sản phẩm ra thị trường.
– Vận chuyển: Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm trong chuỗi cung ứng. Trong vận chuyển, việc lựa chọn cách thức vận chuyển cần cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả. Nếu chọn cách thức vận chuyển nhanh thì lại rất tốn kém, còn cách thức vận chuyển chậm thì có chi phí vừa phải nhưng lại không đáp ứng nhanh được. Các quyết định về vận chuyển rất quan trọng vì chi phí vận chuyển có thể chiếm một phần ba chi phí kinh doanh của chuỗi cung ứng.
– Thông tin: Thông tin là nền tảng để đưa ra các quyết định liên quan đến bốn yếu tố trên của chuỗi cung ứng. Nó kết nối tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng. Nếu sự kết nối này vững chắc ( có dữ liệu chính xác, kịp lúc và đầy đủ), thì khi đó mỗi công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có các quyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ. Điều này cũng giúp cho việc tối đa hóa tính lợi nhuận toàn bộ chuỗi cung ứng. Thông tin chính xác, dồi dào có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả và các quyết định đúng đắn tuy nhiên chi phí để xây dựng và lắp đặt các hệ thống phân phối thông tin hiện đại là khá cao.
Trong chuỗi cung ứng, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả mà các công ty thực hiện là sự cân nhắc về lượng thông tin có thể chia sẻ với các công ty khác và lượng thông tin phải giữ bí mật. Các công ty chia sẻ với nhau càng nhiều về thông tin về cung sản phẩm, cầu khách hàng, tiên báo thị trường và kế hoạch sản xuất thì các công ty càng có phản ứng thích nghi với thị trường nhanh hơn. Tuy nhiên, mối bận tâm của các công ty là công khai như thế nào là hợp lý, họ e ngại thông tin tiết lộ sẽ bị đối thủ cạnh tranh sử dụng để đối phó, gây tổn thất cho khả năng sinh lợi của công ty…
4. Mô Hình Chuỗi Cung Ứng
Trong quản trị chuỗi cung ứng, để có được mô hình quản trị tốt nhất, tối ưu nhất cho hoạt động kinh doanh các nhà quản trị luôn phải tìm tòi, áp dụng nhiều mô hình quản trị khác nhau để tìm ra được chuỗi cung ứng thích hợp nhất cho công ty mình. Trong đó có 2 mô hình quản trị chuỗi cung ứng phổ biến nhất trong thực tế là:
- Mô hình quản trị chuỗi ứng giản đơn và
- Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp.
Mô hình quản trị chuỗi cung ứng giản đơn
Ở mô hình đơn giản, công ty sản xuất mua nguyên liệu, vật tư từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm sản phẩm và trực tiếp bán hàng hóa cho người sử dụng. Trong mô hình đơn giản công ty sản xuất chỉ xử lý khâu mua nguyên liệu, sản xuất sản phẩm bằng một hoạt động, tại thời điểm nhất định.
Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp
Trong mô hình quản trị phức tạp, công ty sẽ lựa chọn các nhà cung cấp, phân phối hoặc nhà máy có điểm tương đồng với mình để mua vật tư, nguyên liệu là các thành phẩm.
Ngoài việc tự sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp còn tiếp nhận từ các nhà đấu thầu phụ hay những đối tác sản xuất theo hợp đồng các nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất.
Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng trong mô hình nãy sẽ xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc qua trung gian. Sau khi tạo ra sản phẩm thì sẽ đưa tới các nhà máy tiếp theo để sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện. Chính công ty sản xuất sẽ là người thực hiện công tác bán, vận chuyển sản phẩm trực tiếp tới tay khách hàng hoặc thông qua các kênh bán hàng khác nhau.
5. Phân Biệt Logistics Và Chuỗi Cung Ứng
Trước tiên, bạn cần phải biết Supply Chain và Logistics không chỉ đơn giản là công việc hậu cần, chúng bao gồm những công việc sâu, rộng hơn rất nhiều:
– Logistics: là việc cung cấp, lên kế hoạch và quản trị các phương tiện, nhân lực, nguồn cung ứng và tồn kho để hỗ trợ hoặc đảm bảo cho việc sản xuất, kinh doanh.
– Supply Chain: làm nhiệm vụ lập kế hoạch, điều phối sao cho dòng chảy của sản phẩm/vật tư, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà sản xuất qua nhiều tổ chức, công ty trung gian cho đến tận tay người tiêu dùng một cách hiệu quả và hợp lý nhất. Nó bao gồm các hoạt động marketing, phát triển sản phẩm, tài chính, dịch vụ khách hàng và
Logistics là một bộ phận trong Supply Chain
Như vậy, supply chain và logistics có sự khác nhau như sau:
– Về tầm ảnh hưởng: Logistics có tầm ảnh hưởng ngắn hoặc trung hạn, còn Supply Chain có tầm nhìn dài hạn hơn.
– Về mục tiêu: Logistics mong muốn giảm được tối đa chi phí vận chuyển nhưng vẫn tăng được chất lượng dịch vụ cho khách hàng; còn Supply Chain đặt mục tiêu giảm được chi phí trên toàn diện của chuỗi dựa trên việc tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn bộ hoạt động Logistics.
– Về công việc: Logistics quản trị các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng…còn Supply Chain bao gồm tất cả các hoạt động của Logistics và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của các đối tác, khách hàng…
– Về phạm vi hoạt động: Logistics chủ yếu quản lý các hoạt động bên trong doanh nghiệp; Supply Chain quản lý tất cả các hoạt động cả bên trong lẫn bên ngoài, đối nội lẫn đối ngoại để mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Hi vọng qua bài viết trên đây Tư Vấn Logistics đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Chuỗi cung ứng là gì? Logistics là gì và phân biệt 2 khái niệm này
Xem thêm:
- Inbound Logistics Là Gì? So Sánh Inbound Logistics Và Outbound Logistics
- Bill of Lading là gì? Cách đọc Bill of Lading
- House Bill – HBL Là Gì? Phân Biệt HBL và MBL
- Hướng dẫn về C/O