Quy Trình Xin Giấy Phép Xuất Khẩu
Đối với nhiều mặt hàng, doanh nghiệp muốn xuất khẩu ra nước ngoài phải có giấy xin phép xuất khẩu. Để có được giấy phép xuất khẩu, cần trải qua một quy trình gồm nhiều bước khá nghiêm ngặt. Qua bài viết này Tư vấn logistics sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn quy trình xin giấy phép xuất nhập khẩu, cùng theo dõi nhé.
1. Giấy phép xuất khẩu là gì?
Giấy phép xuất khẩu hàng hóa là một trong những số giấy tờ quan trọng nhằm hợp pháp hóa quyền xuất khẩu hàng hóa cho cá nhân, những tổ chức có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện.
2. Xin giấy phép xuất khẩu ở đâu?
Muốn xin giấy phép xuất khẩu thì cá nhân hoặc tổ chức cần gửi một bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cho phép. Và tùy thuộc xem mặt hàng đó là gì mà đến những cơ quan phù hợp để xin giấy phép xuất khẩu:
– Đối với mặt hàng hóa chất, thuốc nổ, vật liệu nổ thì xin Bộ Công thương.
– Đối với ấn phẩm, sách, báo, tạp chí thì xin Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Đối với mặt hàng thuốc phải kiểm soát đặc biệt, nguyên liệu thuốc, mỹ phẩm, hóa chất, trang thiết bị y tế thì xin Bộ Y tế.
– Đối với mặt hàng là tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, cổ vật, di vật thì xin Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
– Đối với mặt hàng là thuốc bảo vệ thực vật, giống vật nuôi, cây trồng, thủy hải sản, thức ăn chăn nuôi, phân bón,… thì xin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Các mặt hàng cần xin giấy phép xuất khẩu
Có một số mặt hàng bạn cần phải lưu ý khi xuất khẩu ra nước ngoài như sau:
– Thuốc tân dược: đối với các loại thuốc tân dược với số lượng ít, và người nhận là cá nhân thì cũng cần có đầy đủ các giấy tờ về đơn thuốc cũng như các công văn cam kết kèm theo.
– Các loại hạt giống: đối với mặt hàng này nếu bạn muốn xuất ra nước ngoài phải có giấy phép xuất khẩu và giấy phép kiểm dịch thực vật do Chi cục kiểm dịch thực vật và Cục bảo vệ thực vật cấp.
– Động thực vật: đối với động thực vật bạn phải có giấy phép kiểm tra của Cục kiểm dịch thực vật và Cục thú y.
– Mẫu khoáng sản: đối với mặt hàng này cần có giấy phép khai thác, xuất khẩu cùng với công văn xin xuất khẩu được cục Hải quan cấp.
– Gỗ và các sản phẩm từ gỗ: các mặt hàng như bàn ghế gỗ, vật dụng bằng gỗ, đặc biệt là các loại gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao phải có giấy phép xin xuất khẩu và giấy phép chứng nhận hun trùng.
– Mỹ phẩm: phải có công bố mỹ phẩm và giấy phép xuất khẩu
– Chất lỏng, cát, bột than: đối với mặt hàng này phải có công văn gửi hãng hàng không theo quy định về an toàn bay của Hàng không.
– Sách báo, ổ đĩa cứng: hai loại hàng này cũng cần sự kiểm duyệt nghiêm ngặt của Sở Thông tin và Truyền thông cùng với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. Bên cạnh các loại sách báo được xuất bản, phát hành chính thức hoặc lưu hành trong nước có dán nhãn kiểm soát của Cục điện ảnh và các cơ quan quản lý văn hóa, văn hóa phẩm ra thì còn lại đều phải có giấy xin phép:
+ Sách, báo, lịch, bản đồ, và các loại văn bản thuộc tất cả các lĩnh vực, được đánh máy, chép tay hoặc sao chép dưới mọi hình thức.
+ Các loại bản vẽ kỹ thuật, đồ án thiết kế công trình.
+ Các tác phẩm tranh như đồ họa, khắc gỗ, sơn khắc,…
+ Đồ thủ công mỹ nghệ, thờ cúng,…
4. Các bước xin giấy phép xuất khẩu
Để xin được giấy phép xuất khẩu doanh nghiệp cần phải lưu ý hai thủ tục có liên quan dưới đây:
– Thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu
– Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu
Thứ nhất là thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu
– Bước thứ nhất là chuẩn bị hồ sơ để đăng ký doanh nghiệp. Tùy thuộc vào các loại hình doanh nghiệp khác nhau mà hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng khác nhau. Ví dụ như doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu theo loại hình công ty hợp danh thì chuẩn bị những thứ sau:
+ Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Điều lệ công ty
+ Danh sách thành viên
+ Bản sao các giấy tờ ( giấy tờ pháp lý cá nhân hoặc tổ chức, hoặc người đại diện theo ủy quyền, cái này tùy thuộc thành viên công ty đó là gì; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư )
»»»» Review Khóa Học Logistics Ngắn Hạn Tốt Nhất Hà Nội TPHCM
– Bước thứ hai: Đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền ( Chọn một trong các phương thức sau: Đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh, qua mạng thông tin điện tử qua dịch vụ bưu chính)
– Bước thứ ba: Xem xét và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu
– Bước thứ tư: Cấp giấy chứng nhận đăng ký thành công
Tiếp theo là thủ tục xin giấy phép xuất khẩu
– Bước thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu tiền chất công nghiệp (văn bản đề nghị xin giấy phép xuất khẩu, bản sao giấy tờ về đăng ký doanh nghiệp, bản sao hợp đồng hoặc tài liệu thỏa thuận mua bán, đơn mặt hàng, bản ghi nhớ, hóa đơn ghi rõ tên, số lượng, báo cáo về tình hình xuất khẩu, mua bán và sử dụng tiền chất công nghiệp)
– Bước thứ hai: Nộp hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu (gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ bằng trực tuyến đến các cơ quan có thẩm quyền cấp phép)
– Bước thứ ba: Kiểm tra lại hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu và cấp giấy phép xuất khẩu tiền chất công nghệ
5. Mẫu giấy phép xuất khẩu
6. Những LƯU Ý khi làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu
Khi làm giấy phép xuất khẩu bạn cần lưu ý:
– Thực hiện đăng kí doanh nghiệp xuất khẩu
– Thực hiện đầy đủ, chính xác quy trình cần thiết để xin giấy phép xuất khẩu
– Tránh xảy ra sai sót, thiếu giấy tờ trong quá trình làm
Trên đây là tất cả thông tin về giấy phép xuất khẩu mà Tư vấn logistics cung cấp cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và hy vọng bài viết giúp ích cho học tập và công việc của bạn.
Xem thêm:
- Outsourcing Là Gì? Lợi Ích Của Thuê Ngoài Trong Chuỗi Cung Ứng
- MSDS là gì? Cách Tìm MSDS Của Hóa Chất
- Kiểm Tra Sau Thông Quan Là Gì? Vai Trò Và Quy Trình KTSTQ
- Outsourcing Là Gì? Lợi Ích Của Thuê Ngoài Trong Chuỗi Cung Ứng
- Bill of Lading là gì? Cách đọc Bill of Lading