Local charges là gì

Local Charges Là Gì? Local Charges Bao Gồm Những Phí Gì?

Trong vận chuyển quốc tế, lô hàng của bạn phải chịu nhiều loại thuế khác nhau, trong đó phổ biến nhất là Local Charge. Nếu bạn làm việc trong một công ty xuất nhập khẩu hoặc một công ty logistics, bạn nên ghi nhớ những loại Local Charges này. Vậy Local Chages là gì? Có những loại Local charges nào?

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tư vấn logistics tìm hiểu về Local Charges

1. Local charges là gì?

Local charges là phí được trả tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. Ngoài cước biển thì các hãng tàu thường sẽ thu thêm một khoản phí là Local Charges. Loại phí này do hãng tàu hoặc cảng thu và cả người gửi và người nhận đều có nghĩa vụ thanh toán.

2. Phân biệt Local charge và Surcharge

Khác với Local Charges là phí địa phương tại cảng xếp và dỡ hàng thì Surcharge là một khoản phí được tính vào chi phí của hàng hóa hay dịch vụ, ngoài giá niêm yết ban đầu.

Thông thường, một khoản phụ phí được thêm vào thuế hiện có và không được bao gồm trong giá đã nêu của hàng hóa hay dịch vụ.

»»» Review Khóa Học Logistics Ngắn Hạn Tốt Nhất Hà Nội TPHCM

3. Các loại phí Local Charges thường gặp

Local charges#Local Charges hàng nhập

    • Phí hóa đơn (Bill)
    • Phí giao hàng lẻ (CFS – Container Freight Station)
    • Phí xếp dỡ hàng tại cảng (THC – Terminal Handling Charge )
    • Phí chứng nhận hun trùng (Fumi)

#Local Charges hàng xuất

    • Phí xếp dỡ hàng tại cảng (THC – Terminal Handling Charge )
    • Phí chứng từ (Bill of Lading)
    • Phí niêm phong (Seal)
    • Phí biến động giá nhiên liệu (Bunker Adjustment Factor)
    • Phí AMS và ANB (đối với hàng xuất sang Mỹ)

#Các loại phí Local Charges hàng sea

    • Phí chứng từ:

Đối với hàng hóa xuất khẩu, phí chứng từ được hãng tàu sử dụng để lập vận đơn và thủ tục giấy tờ vận chuyển.

Đối với lô hàng nhập khẩu, người nhận phải lấy vận đơn, đưa ra khỏi cảng và xuất trình cho kho hàng/hãng tàu để nhận hàng.

    • Phí THC: Phí tính trên mỗi container được sử dụng để thanh toán cho các hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại cảng, chẳng hạn như: xếp dỡ, thu gom container từ cảng về bến … do cảng quy định và người thanh toán là chủ sở hữu hàng hóa.
    • Phí CFS: Chi phí dỡ hàng từ container ra hoặc vào kho.
    • Phí CIC: Chi phí không cân đối của container (phụ phí chuyển container rỗng) được các hãng tàu thu gom để bù đắp chi phí vận chuyển một số lượng lớn các container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
    • Phí Handling: Phí đại lý theo dõi việc giao nhận hàng hóa và khai báo với hải quan trước khi tàu đến.
    • BAF / FAF: Một khoản phí do công ty vận chuyển tính cho người gửi hàng để trang trải các chi phí phát sinh do sự biến động của giá nhiên liệu.
    • CAF: Một khoản phí do công ty vận chuyển tính cho người gửi hàng để trang trải các chi phí phát sinh do sự biến động của tỷ giá hối đoái.
    • COD: Phí do hãng tàu thu được dùng để thanh toán các chi phí phát sinh do chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích: phí xếp dỡ, phí lưu container, phí vận tải đường bộ, v…v…
    • DDC: Chủ tàu thu khoản phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng ra khỏi tàu, xếp container vào cảng và phí ra vào cảng. Thanh toán tùy theo thỏa thuận của người mua và người bán.
    • CCF: Sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận chuyển hàng hóa sẽ trả lại tại cảng, phí vệ sinh container phải được thanh toán cho hãng tàu để làm sạch container rỗng.
    • PCS: Áp dụng cho trường hợp xếp dỡ đông đúc, phát sinh chi phí liên quan đến chủ tàu.
    • PSS: Các công ty vận tải thường sử dụng chúng vào mùa cao điểm khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa và thành phẩm ngày càng tăng mạnh.
    • SCS: Áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez
    • AMS: Phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu trước khi xếp hàng hóa lên tàu.

#Các loại phí Local charge hàng air

    • Phí vận chuyển hàng hóa từ kho khách hàng ra sân bay: Mức phí vận chuyển nội địa bằng đường hàng không rất cao, chỉ nên áp dụng cho những mặt hàng nhỏ gọn, có giá trị cao như thư tín; dược phẩm; hàng hóa có giá trị cao: đồ cổ, vàng, đồ trang sức,…; hay hàng điện tử; …
    • Phí thủ tục hải quan: Được thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu thương lượng để phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường hàng không.
    • Phí handling: Thu của người gửi và người nhận hàng với mục đích bù đắp cho các chi phí phát sinh khi vận chuyển lô hàng.
    • Phí soi an ninh: Chi trả cho dịch vụ an ninh và bảo vệ trong sân bay, mức phí này sẽ bảo đảm cho hàng hóa của chủ sở hữu an toàn khi lưu trữ và vận chuyển trong sân bay.
    • Phí phát hành vận đơn: Chứng từ vận đơn gồm có biên lai giao hàng cho người chuyên chở và bằng chứng hợp đồng vận chuyển, được sử dụng để tham chiếu nhanh và giúp người nhận hàng sớm hoàn tất thủ tục khi hàng hóa được vận chuyển đến đích.
    • Cước vận chuyển: Số tiền mà người sử dụng dịch vụ vận chuyển trả cho phía công ty dịch vụ để vận chuyển lô hàng hóa về đích.
    • Phí tách Bill: Với những đơn hàng có gộp nhiều đơn khác nhau, thì khi đến đích, công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ thu thêm mức phí tách bill dựa trên số lượng đơn hàng mà các doanh nghiệp đã gửi.
    • Phí THC: Chi trả cho hoạt động bốc xếp hàng hóa. Mức phụ phí này sẽ dựa vào trọng lượng hàng hóa để tính cước phí sao cho phù hợp nhất.

Bài viết trên Tư vấn logistics đã cung cấp thông tin về những loại phí Local Charges mà bạn cần phải lưu ý khi trong quá trình thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong công việc cũng như hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: 

Rate this post
Previous Article
Next Article

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *