House Bill (HBL) Là Gì? Phân Biệt HBL và MBL

House Bill (HBL) Là Gì? Phân Biệt HBL và MBL

House Bill of Lading (HBL) và Master Bill (MBL) là thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, với nhiều người hai khái niệm này còn khá xa lạ và dễ bị nhầm lẫn.

Trong bài viết hôm nay Tư vấn Logistic sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin về House Bill (HBL) và giúp các bạn làm rõ HBL là gì và cách phân biệt HBL và MBL một cách chính xác nhất, cùng theo dõi nhé.

>>> Xem thêm: Review về những địa chỉ học xuất nhập khẩu uy tín tại Hà Nội

1. HBL là gì? House Bill Lading Là Gì?

House Bill of Lading hay HBL là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) phát hành, bạn có thể hiểu đơn giản nó là Vận đơn nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.

Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại công ty vận chuyển có tên là chủ tàu không tàu – NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) phát hành. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa thấy loại hình này, thế nên HB/L được hiểu là của Forwarder cấp.

Công ty giao nhận sẽ phát HB/L cho cho khách hàng khi ngay sau khi chủ hàng hoàn tất các công việc như: đóng hàng, giao hàng cho công ty giao nhận, hoàn thành các thủ tục quan quan xuất khẩu và đóng các khoản phí liên quan.

HBL là một chứng từ cần thiết trong vận chuyển vì nó là sự xác nhận chính thức về việc nhận hàng đã được vận chuyển. Trên HBL thì người gửi hàng thường là người xuất khẩu còn người nhận hàng là người nhập khẩu.

Về mặt nội dung cũng gồm những chi tiết quan trọng, giống như Vận đơn đường biển nói chung. Trên HB/L, người gửi hàng thường là người xuất khẩu, và người nhận hàng thường là người nhập khẩu. Trong trường hợp cần thiết, thì có thể thay bằng người được ủy quyền của những bên đó. Theo đó, lô hàng sẽ giao như sau: Nhà xuất khẩu => Công ty giao nhận => Nhà nhập khẩu

2. Quy trình phối hợp chứng từ giữa MBL & HBL thế nào?

Đầu tiên, chủ hàng thuê công ty giao nhận vận chuyển đóng hàng xuất khẩu. Công ty giao nhận này thuê lại hãng tàu vận chuyển lô hàng đó. Sau khi hàng lên tàu, hãng tàu sẽ cấp cho forwarder MBL. Dựa vào đó, Forwarder sẽ cấp HBL cho chủ hàng.

Có thể nói HBL là vận đơn “đối ứng” của MBL, nối trách nhiệm vận chuyển giữa hãng tàu đến forwarder. Tại cảng dỡ, forwarder sẽ nộp phí và làm thủ tục lấy Lệnh giao hàng (D/O – Delivery Order) từ hãng tàu. Sau đó, người nhập khẩu sẽ nộp phí làm thủ tục lấy D/O từ forwarder kia.

Phân Biệt HBL và MBL
Phân Biệt HBL và MBL

3. Phân biệt House bill và Master bill

Qua những thông tin trên, Tư vấn Logistics sẽ giúp bạn phân biệt House bill và Master bill rõ hơn, mời bạn cùng tham khảo bảng dưới đây

Tiêu chí đánh giá House bill Master bill
Hình thức In logo của công ty Forwarder In logo của hãng tàu
Mối quan hệ Điều chỉnh mối quan hệ của real shipper (chủ hàng) và forwarder (người trung gian) Điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển thực tế (người có tàu) và người đặt chỗ trên tàu (người xuất khẩu thực tế hoặc công ty forwarder)
Quy tắc áp dụng Không chịu tác động của các quy tắc Chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,…khi phát hành vận đơn MBL
Khả năng chỉnh sửa HBL được làm và cấp bởi phía công ty forwarder. Đây thường là những công ty nhỏ, làm dịch vụ nên quá trình chăm sóc khách hàng cũng sẽ tận tình hơn, nhờ đó việc chỉnh sửa cũng nhanh chóng và thường không mất phí. MBL nó được cấp bởi phía hãng tàu, quy trình chặt chẽ và khá cồng kềnh nên việc sử bill sẽ khó khăn hơn.

Thông thường, việc sửa Master bill sẽ phải mất phí, đặc biệt là trường hợp tàu hàng đã chạy.

Mức độ rủi ro Độ đảm bảo thấp Quy mô và mức độ uy tín cao hơn HBL nên bill phát hành ra có độ đảm bảo cao hơn.

4. Các Lưu Ý Về House bill và Master bill

Một lô hàng không nhất thiết phải có cả hai vận đơn HBL và MBL, cũng có nghĩa là không cần lúc nào cũng phải phân biệt House Bill và Master Bill. Một số trường hợp, chủ hàng (người bán) sẽ bỏ qua công ty forwarder mà làm việc thẳng với hãng tàu, hoặc là nhờ forwarder book chỗ nhưng yêu cầu người đứng tên trên bill là chủ hàng. Lúc này, phí hãng tàu sẽ cấp Master Bill Lading cho chủ hàng và House Bill Lading sẽ không xuất hiện.

Có trường hợp một lô hàng sẽ có 1 MBL và nhiều HBL. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là hàng ghép container (LCL): theo đó, khi có một hãng tàu vận chuyển nguyên container, 1 forwarder gom hàng lẻ (consolidator) cung cấp HBL cho mỗi lô hàng, trong khi 1 forwarder khác nhận 1 lô hàng và chỉ cấp 1 HBL cho lô hàng mà mình nhận vận chuyển. Ở trường hợp này, lô hàng sẽ xuất hiện nhiều bill nối (B/L) và nhiều lệnh nối (D/O).

Một trường hợp khác, forwarder gom nhiều lô hàng của các chủ hàng khác nhau và cho đi chung một chuyến tàu. Lúc này, phía forwarder sẽ phát hành nhiều HBL nhưng chỉ có 1 MBL với hàng tàu để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Trên đây là một số thông tin về House bill và cách phân biệt House bill với Master bill. Hy vọng với những chia sẻ này bạn có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này và giải đáp cho thắc House bill là gì?. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp hay có nhu cầu tư vấn các vấn đề về vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu hãy liên hệ ngay với Tư vấn Logistics để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất nhé.

>>> Xem thêm:

Rate this post
Previous Article
Next Article

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *