Hướng dẫn về C/O

Hướng dẫn về C/O

Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, các bên thường quan tâm giấy chứng nhận C/O để được hưởng ưu đãi về thuế. Bài viết dưới đây Tư vấn Logistics sẽ hướng dẫn về C/O chi tiết

I. C/O là gì? Các loại form C/O, các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O tại Việt Nam

1. C/O là gì?

C/O (viết tắt của Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam về xuất xứ hàng hóa.

2. Các loại form C/O:

  • C/O form A hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP;
  • C/O form D hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT; học tin học văn phòng online miễn phí
  • C/O form E hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc;
  • C/O form S hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam-Lào;
  • C/O form AK hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc;
  • C/O form GSTP hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP; học kế toán thuế online
  • C/O form B hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi;
  • C/O form ICO cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO);
  • C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU;
  • C/O form Mexico (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico; học xuất nhập khẩu online lê ánh
  • C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela;
  • C/O form Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru;

* Trường hợp hàng xuất khẩu không cấp được C/O, theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa như: chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,…. học quản trị nhân sự ở hà nội

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam:

– Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O sau:

–  Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại (trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép xuất khẩu sang EU).

Hướng dẫn về C/O

II. Quy định xuất xứ

1. Từ viết tắt và công thức. 

  • TGNL: Trị giá nguyên liệu, trong đó trị giá nguyên liệu nhập khẩu được xác định theo giá CIF tại thời điểm nhập khẩu, hoặc nếu không biết là giá mua đầu tiên tại Việt Nam.
  • CPSX: Chi phí sản xuất (the factory or works cost) = chi phí trước lợi nhuận (cost before profit) = Chi phí NPL (nội,ngoại) + chi phí sản xuất khác (trong đó có chi phí lao động).
  • TGXX: Trị giá xuất xưởng (the ex-factory price / the ex-works price)= giá bán tại xưởng = chi phí sản xuất + lợi nhuận. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất hà nội và tphcm
  • FOB: Trị giá FOB = giá bán tại mạn tàu = trị giá xuất xưởng + chi phí đưa hàng từ xưởng lên mạn tàu.
  • BTr: Quy tắc Bảo trợ: nguyên liệu có xuất xứ (/nhập khẩu từ) nước cho hưởng (nước bảo trợ) được coi là nguyên liệu Việt Nam khi xét xuất xứ của sản phẩm xuất.
  • CG: Quy tắc cộng gộp (khu vực/toàn cầu) : nguyên liệu có xuất xứ nước được hưởng khác (nước cộng gộp) được coi là nguyên liệu Việt Nam khi xét xuất xứ của sản phẩm xuất.
  • CG toàn cầu: cộng gộp nguyên liệu của tất cả các nước được hưởng khác trên toàn cầu.
  • CG khu vực (cụ thể khu vực ASEAN): cộng gộp nguyên liệu chỉ của các nước được hưởng khác trong khu vực ASEAN.
  • Originating materials : NLVN, NL CG, NL BTr
  • Non-originating materials : NL không rõ xuất xứ, NL ngoại (trừ NL CG, NL BTr)

2. Quy định xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) – gọi tắt là tiêu chuẩn xuất xứ GSP (hay điều kiện để được cấp C/O form A). học kế toán ở đâu tốt nhất tphcm

– Hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam: đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP.

– Các hàng hóa khác: Quy định xuất xứ GSP được quy định cụ thể như sau:

Quy định xuất xứ GSP của Australia (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của Australia (nếu có) và chi phí lao động ít nhất bằng 1/2 chi phí sản xuất sản phẩm.

* Hiện Việt Nam không được hưởng GSP của Australia (danh sách UNCTAD 10/5/2008)

Quy định xuất xứ GSP của New Zealand (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của New Zealand (nếu có) và chi phí sản xuất khác phát sinh tại Việt Nam, các nước được hưởng khác và New Zealand ít nhất 1/2 bằng chi phí sản xuất sản phẩm.

Quy định xuất xứ GSP của USA (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN: Cambodia, Indonesia, Philippines, Thailand) : Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước ASEAN khác, và chi phí chế biến trực tiếp ít nhất bằng 35% trị giá xuất xưởng của sản phẩm.

* USA hiện chưa cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSP.Tiêu chuẩn xuất xứ GSP chỉ có tính chất tham khảo.

Quy định xuất xứ GSP của Canada (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 40% trị giá xuất xưởng của sản phẩm.

Quy định xuất xứ GSP của Russia, Belarus (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 50% trị giá FOB của sản phẩm.

Quy định xuất xứ GSP của EU, Switzerland, Norway, Turkey (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ (*), quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN) : quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S.

– Hàng xuất sang các nước ASEAN để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm, hoặc sơ chế, hoặc xuất tiếp sang các nước  EU, Switzerland, Norway, Turkey, nếu khách hàng ASEAN cần cung cấp C/O form A để áp dụng quy tắc cộng gộp ASEAN, thì có thể xét cấp C/O form A theo quy định xuất xứ GSP của nước nhập khẩu cuối cùng.

* Hiện Việt Nam không được hưởng GSP của Estonia (danh sách UNCTAD 10/5/2008)

(*) Bảo trợ cho cả nguyên liệu nước khác theo nguyên tắc có đi có lại. Chẳng hạn EU bảo trợ cho cả nguyên liệu có xuất xứ Switzerland nếu Switzerland cũng bảo trợ cho nguyên liệu EU.

Quy định xuất xứ GSP của Japan (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ nguyên liệu nhập khẩu từ Japan, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN 5 nước Indonesia, Malaysia, the Philippines, Thailand, Vietnam) : quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S.

2. Quy định xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT, Việt Nam-Lào, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Korea: tham khảo và hướng dẫn từ cơ quan cấp C/O form D, S, E, AK của Bộ Công thương.

3. Quy định xuất xứ GSTP (hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu) : áp dụng cho hàng xuất khẩu tới các nước thuộc nhóm G77 (sử dụng form GSTP). Ðiều kiện:

  • Phải thuộc danh mục hàng được hưởng GSTP của nước nhập.
  • Phải đáp ứng quy định xuất xứ GSTP.
  • Phải đáp ứng quy định về vận chuyển.

Hàng xuất khẩu được coi là đáp ứng quy định xuất xứ GSTP nếu là

1. Sản phẩm thuần túy Việt Nam; hoặc là

2. Sản phẩm không thuần túy Việt Nam, nhưng

3.1. Ðược sản xuất tại Việt Nam với tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 50% trị giá FOB sản phẩm; hoặc

3.2. Ðược sản xuất tại Việt Nam với tổng trị giá hàm lượng gốc Việt Nam và các nước GSTP khác chiếm không ít hơn 60% trị giá FOB sản phẩm.

(Ðối với các nước chậm phát triển tỷ lệ % quy định tại 2.1 và 2.2 tương ứng là 60% và 50%).

4. Quy định xuất xứ không ưu đãi (điều kiện cấp C/O form B, ICO, Mexico, Peru, T, Venezuela):

Hàng hoá được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Xuất xứ thuần túy.

2. Xuất xứ không thuần túy.

III. Thủ tục cấp C/O tại Chi nhánh VCCI HCM

1. Quy trình cấp C/O tại VCCI HCM

Doanh nghiệp thực hiện khai C/O hòan chỉnh, đóng các dấu ORIGINAL, COPY,… theo đúng mẫu (tại bàn đóng dấu khu vực khách hàng C/O) trước khi nộp C/O. Quy trình cấp:

    • Tiếp nhận, kiểm tra, đóng số, nhập sơ bộ hồ sơ C/O
    • Nhập máy dữ liệu C/O
    • Kiểm tra, ký duyệt C/O
    • Ðóng dấu, tách C/O
    • Thu tiền cấp C/O
    • Trả C/O
    • Chuyển lưu hồ sơ C/O

2. Thời gian cấp C/O

– Hồ sơ hoàn chỉnh nộp buổi sáng, chiều nhận; nộp buổi chiều, sáng ngày làm việc kế tiếp  nhận.

– Thời gian tới nhận C/O không quá 3 ngày làm việc.

Doanh nghiệp tới nộp hồ sơ C/O tại bộ phận tiếp nhận và ra ghế ngồi đợi kiểm tra hồ sơ xong, nhận phiếu nộp nhận hồ sơ  mới ra về. Sau 6 giờ làm việc kể từ thời điểm được tiếp nhận C/O, doanh nghiệp  tới bộ phận trả C/O nộp phiếu nộp nhận hồ sơ, nhận đơn C/O sang phòng Tài vụ đóng tiền cấp C/O, sau đó mang hóa đơn và đơn C/O quay lại bộ phận trả để nhận lại các chứng từ gốc  và các tờ C/O đã cấp.

* Đối với C/O khai qua mạng (cửa cấp C/O điện tử): là luồng xanh, đã khai báo trước qua mạng, không phải qua khâu nhập dữ liệu C/O, do vậy Doanh nghiệp nộp và đợi nhận lấy ngay C/O

3. Hướng dẫn lập hồ sơ C/O

Một bộ hồ sơ C/O gồm các chứng từ sau:

3.1. Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu)

3.2. Các tờ C/O đã kê khai hoàn chỉnh : tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy đơn vị C/O chuyển khách hàng, 1 bản copy đơn vị C/O lưu, 1 bản copy cơ quan cấp C/O lưu. Riêng form ICO làm thêm 1 bản First copy để VCCI chuyển cho Tổ chức cà phê quốc tế ICO).

3.3. Các chứng từ xuất khẩu (chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam)

  • Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
  • Tờ khai hải quan hàng xuất
  • Giấy chứng nhận xuất khẩu (nếu có)
  • Invoice (hoặc invoice có thị thực VISA đối với hàng dệt may XK sang Hoa Kỳ quản lý hạn ngạch)
  • Vận đơn

4. Các chứng từ giải trình và chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam của hàng hóa:

  • Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu,. thành phẩm.
  • Ðịnh mức hải quan (nếu có)
  • Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng
  • Chứng từ nhập, hoặc mua nguyên liệu
  • Quy trình sản xuất tóm tắt (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).
  • Giấy kiểm định (hoặc giám định) của cơ quan chuyên ngành chức năng (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).

* Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết để làm rõ xuất xứ hàng hóa, VCCI có thể yêu cầu xuất trình thêm các chứng từ khác như công văn giải trình một vấn đề cụ thể, hợp đồng, L/C, . hoặc các mẫu vật, mẫu hình của sản phẩm, nguyên liệu sử dụng, hoặc tiến hành kiểm tra thực tế sản xuất sản phẩm,..

* Ðối với các đơn vị lần đầu xin C/O, cần phải lập và nộp thêm Hồ sơ đơn vị C/O (Thương nhân, Tổ chức, Cá nhân; Danh mục cơ sở sản xuất; Đăng ký đại diện liên hệ, ký trên chứng từ hồ sơ C/O và mẫu dấu, chữ ký). Các thay đổi trong quá trình hoạt động phải thông báo kịp thời để lưu bổ sung vào hồ sơ.       

* Các chứng từ do cơ quan khác phát hành (vận đơn, tờ khai hải quan, giấy phép xuất khẩu,.) đơn vị nộp bản photo sao y, và xuất trình bản chính để đối chiếu.

* Hồ sơ C/O đơn vị phải lưu đầy đủ (ít nhất như bộ đã nộp tại VCCI) trong thời gian tối thiểu 5 năm, và phải lưu bản C/O copy mộc đỏ do VCCI cấp (bản photo sao y chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị đối chiếu).

Lưu ý: cần phải khai báo chính xác trên tất cả các chứng từ liên quan đến việc cấp C/O. Nội dung các chứng từ phải xác thực, hợp lệ và thống nhất.

IV. Kiểm tra lại C/O

– Khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại C/O từ các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng như của nước nhập khẩu, hoặc khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ tính xác thực của thông tin do đơn vị cung cấp, hoặc cần kiểm tra bổ sung để xác định chính xác xuất xứ hàng hóa đã xuất, cơ quan cấp C/O sẽ yêu cầu đơn vị kiểm tra lại hồ sơ C/O lưu và xuất xứ hàng hóa.

– Khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại C/O, đơn vị phải tiến hành kiểm tra lại và trả lời kịp thời cho cơ quan cấp C/O.

1. Quyền và nghĩa vụ của các bên

– VCCI thực hiện cấp C/O theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam.

– Cán bộ cấp C/O của VCCI có trách nhiệm cung cấp, phổ biến, hướng dẫn, tư vấn cho các đơn vị về các quy định trên với tinh thần phục vụ, đúng quy định.

– Cán bộ cấp C/O của VCCI có quyền từ chối cấp C/O cho các trường hợp không đáp ứng quy định (kể cả các trường hợp đơn vị vi phạm quy chế cấp C/O đang bị xử lý theo quy định), hay trả hồ sơ C/O để đơn vị bổ sung, hoàn chỉnh.

– Ðơn vị C/O có trách nhiệm tìm hiểu rõ về quy định xuất xứ, quy định cấp C/O, lập hồ sơ C/O hoàn chỉnh đúng quy định trước khi nộp C/O, cũng như thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định.

– Ðơn vị C/O có trách nhiệm đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu kiểm tra và kiểm tra lại C/O của cơ quan cấp C/O cũng như của các cơ quan chức năng khác.

– Ðơn vị C/O được phổ biến, hướng dẫn, tư vấn về C/O cho các tình huống, trường hợp cụ thể của đơn vị mình từ cơ quan cấp C/O khi có yêu cầu và được hưởng các quyền khác theo quy định.

2. Hình thức xử lý các vi phạm quy chế cấp C/O

Các đơn vị vi phạm quy chế cấp C/O (sửa chữa, gian lận, giả mạo chứng từ, không đáp ứng kịp thời yêu cầu kiểm tra và kiểm tra lại xuất xứ hàng hóa, ..), tùy theo mức độ và tính chất vi phạm, cơ quan cấp C/O sẽ có các hình thức xử lý sau :

– Nhắc nhở

– Lập biên bản vi phạm, lưu hồ sơ đơn vị.

– Áp dụng hình thức kiểm tra, cấp C/O riêng.

– Báo cáo cấp trên, từ chối cấp C/O từng phần hay tất cả các lô hàng xuất của đơn vị. Báo cáo cấp trên, chuyển các cơ quan chức năng xử lý theo quy định (xử phạt hành chính, truy tố hình sự,.).

 Căn cứ theo điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ Điều 63 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, theo đó:

 “Điều 63. Hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị cấp hoặc xác minh Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự chứng nhận sai xuất xứ hàng hóa khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

b) Làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

c) Cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc xác minh chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Rate this post
Previous Article
Next Article

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *