Thuật Ngữ Logistics Là Gì? Các Thuật Ngữ Trong Logistics
Đối với nhiều người thuật ngữ Logistics có lẽ đã không còn xa lạ nữa. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người chưa biết đến nó hoặc chưa hiểu rõ về nó. Bài viết hôm nay Tư vấn Logistics xin đem đến những nội dung cơ bản về thuật ngữ Logistics để giúp bạn hiểu biết thêm về nó.
1. Thuật ngữ Logistics là gì?
Theo Bộ Luật Thương mại năm 2005 thuật ngữ Logistics được định nghĩa là một chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn như: tiếp nhận hàng hóa, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, thực hiện các thủ tục hải quan cùng các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, tham gia đóng gói bao bì, vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng để nhận thù lao.
Thuật ngữ Logistics theo định nghĩa của Hội đồng Chuyên gia Quản lý Logistics (CSCMP) là một phần của quản lý chuỗi cung ứng, trong đó thì quản lý Logistics hướng tới sự hiệu quả của chuỗi hàng hóa, dịch vụ và thông tin trên cả hai chiều (nhà sản xuất-> người tiêu dùng và chiều ngược lại)
Nguồn gốc của từ Logistics theo từ điển Oxford bản gốc, nó “là một nhánh của ngành khoa học quân sự, liên quan đến các hoạt động như thu mua, bảo dưỡng và vận chuyển vật chất, nhân sự và phương tiện.”.
Định nghĩa này được xuất phát từ chữ “Logistique” trong tiếng Pháp, và nó được xuất hiện lần đầu tiên trong quyển “Nghệ thuật chiến tranh” của Baron Henri, một tướng quân dưới thời Napoleon. Nhưng lại có một vài ý kiến khác cho rằng Logistics xuất phát từ tiếng Hy Lạp, và nó được ghép bởi hai từ “Logosh”-lý lẽ và “Loyistikosh”-kế toán chuyên đo đếm.
Mãi cho đến về sau thì ngành sản xuất và dịch vụ mới bắt đầu mượn và sử dụng thuật ngữ Logistics trong kinh doanh. Và vì vậy chúng ta mới có định nghĩa Logistics trong quyển “New Oxford American”: “Logistics là cách tổ chức chi tiết và thực hiện một hoạt động phức tạp.” hay “Sự phối hợp chi tiết của một hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều người, phương tiện hoặc vật tư.”
2. Các hình thức Logistics
Có 5 hình thức Logistics:
- 1PL (First Party Logistics – Logistic tự cấp)
Đây là hình thức Logistics mà tất cả các hoạt động từ việc sở hữu hàng hóa, lưu trữ, quản lý kho hàng, xử lý đơn hàng, đóng gói đến việc vận chuyển, giao hàng đều do doanh nghiệp tự tổ chức và thực hiện.
Trong mô hình này, doanh nghiệp phải đầu tư các trang thiết bị, công cụ như nhà xưởng, thiết bị bốc dỡ, sắp xếp, phương tiện vận tải,… cũng như việc đào tạo kỹ năng, chuyên môn cho nhân sự vận hành. Thường thì hình thức 1PL được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ có hàng hóa dễ vận chuyển, khoảng cách vận chuyển ngắn, thường là trong nước.
Hoặc cũng có thể là một doanh nghiệp lớn, có khả năng tự điều phối hoạt động Logistics của mình, việc sử dụng thuê ngoài dịch vụ 1PL giúp họ tối ưu chi phí.
- 2PL (Second Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai)
Đây là hình thức thuê dịch vụ đơn lẻ từ nhà cung cấp dịch vụ (đóng vai trò là bên thứ hai), bên thứ hai này đảm nhận nhiệm vụ như kho bãi hay vận chuyển, làm thủ tục hải quan,… và không chịu trách nhiệm cho bất kỳ một hoạt động nào khác.
- 3PL (Third Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba)
Đây là một mô hình bao gồm một chuỗi dịch vụ có tính kết nối với nhau và có thể thay doanh nghiệp quản lý gần như toàn bộ các hoạt động vận hành. Các dịch vụ bao gồm luân chuyển, xử lý thông tin, tồn trữ hàng hóa, giao hàng, thông quan xuất nhập khẩu,…
- 4PL (Fourth Party Logistics – Logistics chuỗi phân phối)
Đây là mô hình được phát triển trên nền tảng của 3PL, các công ty cung cấp dịch vụ 4PL sẽ quản lý các hoạt động Logistics cũng như các hoạt động khác trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Và thêm đó, nhà cung cấp 4PL sẽ cung cấp thông tin chi tiết về việc quản lý chiến lược chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp.
- 5PL (5th Party Logistics – Logistics bên thứ năm)
Đây là một mô hình dịch vụ khá mới hiện nay, nó giúp kiểm soát tất cả các hoạt động trong một chuỗi cung ứng với việc sử dụng công nghệ thông tin và kết hợp với các phương pháp 3PL và 4PL. Nhà điều hành của 5PL sẽ là nhà cung cấp dịch vụ Logistics có kế hoạch tổ chức và thực hiện các giải pháp Logistics thay mặt cho các tổ chức thương mại khác.
»»»» Review Khóa Học Logistics Ngắn Hạn Tốt Nhất Hà Nội TPHCM
Ngoài ra nó còn thương lượng giá với các nhà cung cấp dịch vụ xe tải, hãng hàng không,…
3. Vai trò của Logistics là gì?
Logistics có một vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa:
- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC – Global Value Chain)
- Logistics giúp tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện,… cho tới sản phẩm.
- Logistics giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- – Logistics đảm bảo đúng thời gian và địa điểm
4. Các thuật ngữ trong Logistics
Trong ngành Logistics có rất nhiều thuật ngữ logistics, dưới đây là các thuật ngữ trong ngành logistics hay dùng giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành này:
- Chuyển tải (transhipment)
- Lô hàng (consignment)
- Giao hàng từng phần (partial shipment)
- Đường hàng không (airway)
- Đường biển (Seaway)
- Vận tải đường bộ (Road)
- Ký hậu (Endorsement)
- Giao hàng theo lệnh (to order)
- Hàng nguyên Container (FCL= full container load)
- Hàng giao nguyên xe tải (FTL= full truck load)
- Hàng lẻ không đầy xe tải (LTL= less than truck load)
- Hàng lẻ (LCL: less than container load)
- Mét tấn=1000 kgs (Metric ton = MT)
- Kho khai thác hàng lẻ (CFS= container freight station)
- Bãi container (CY= container yard)
- Cước phí trả trước (Freight prepaid)
- Cước phí trả sau (freight collect)
- Trọng lượng tổng ca bi (Gross weight)
- Ký mã hiệu (Shipping marks)
- Khối lượng hàng book (Volume)
Trên đây là tất cả thông tin về thuật ngữ Logistics mà Tư vấn Logistics muốn chia sẻ với các bạn. Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn thành công trong học tập và cuộc sống.
Xem thêm:
- Tư vấn dịch vụ Xuất nhập khẩu – Logistics cho doanh nghiệp
- Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu
- Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển – Đường Hàng Không
- Local Charges Là Gì? Local Charges Bao Gồm Những Phí Gì?
- Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Từ Nước Ngoài