Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển – Đường Hàng Không
Vận tải quốc tế bằng đường biển và đường hàng không là hai hình thức khá phổ biến và quen thuộc đối với những người làm về lĩnh vực logistics. Vậy 2 hình thức vận tải này có gì đặc biệt mà được nhiều người ưu tiên lựa chọn đến vậy?
Cùng Tư Vấn Logistics đi tìm hiểu quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không như thế nào nhé!
Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển – Đường Hàng Không
Quy trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài gồm 10 bước:
Bước 1: Xin giấy phép để xuất khẩu
Dựa vào hàng hóa bạn muốn xuất khẩu mà bạn có phải thực hiện bước này hay không. Nếu:
- Những mặt hàng thông thường được sự cho phép của cơ quan chủ quản hoặc các bộ chuyên ngành ⇒ Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với những hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt của chính phủ; hàng bị hạn chế hay xuất khẩu có điều kiện ⇒ Bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu.
»»» Review Khóa Học Logistics Ngắn Hạn Tốt Nhất Hà Nội TPHCM
Bước 2: Xác nhận thanh toán
Nghiệp vụ kiểm tra xác nhận thanh toán là một trong những bước rất quan trọng trong xuất nhập khẩu. Kiểm tra xác nhận thanh toán được xác định trên căn cứ vào hình thức thanh toán:
- Thanh toán bằng tiền mặt.
- Thanh toán bằng phương thức nhờ thu (phương thức này thường không an toàn cho nhà xuất khẩu).
- Thanh toán bằng điện chuyển tiền ( thường quan tâm tới thời điểm thanh toán).
- Thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ (L/C) (phương thức thanh toán bằng L/C không hủy ngang và có xác nhận để đảm bảo an toàn).
Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Nhà sản xuất thường chuẩn bị hàng hóa nằm trong các hình thức sau đây (tùy thuộc vào từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp):
- Thu mua để xuất khẩu
- Gia công chế biến xuất khẩu
- Liên doanh liên kết để xuất khẩu
Bước 4: Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
Các nhà xuất khẩu buộc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa xuất khẩu để có thể phát hành chứng thư. Nhà sản xuất có thể thực hiện nghiệp vụ theo 2 cách:
- Nhà xuất khẩu sẽ tự kiểm tra và phát hành chứng thư
- Chứng thư do cơ quan thuê ngoài cấp
Bước 5: Thuê tàu (nếu có)
Nhà xuất khẩu có nghĩa vụ thuê tàu nếu thuộc về các điều kiện thuộc nhóm C, D trong Incoterm 2000.Nghiệp vụ này thường do các điều kiện và cơ sở giao hàng quyết định nghĩa vụ, chi phí và chuyển rủi ro hàng hóa.
Chú ý: Khi thực hiện bước này sẽ làm phát sinh và xuất hiện vận đơn đường biển Seaway bill.
Bước 6: Mua bảo hiểm (nếu có)
Nhà xuất khẩu không bắt buộc mua bảo hiểm. Nhà xuất khẩu chỉ thực hiện nghiệp vụ mua bảo hiểm trong các điều kiện mua bán theo các điều kiện CIF, CIP. Nhà xuất khẩu sẽ phải có hợp đồng ngoại thương và các chứng từ liên quan để mua được bảo hiểm.
Lưu ý:
- Nếu mua bảo hiểm sẽ làm xuất hiện và phát sinh thêm giấy chứng nhận bảo hiểm IP/IC.
- Nên mua bảo hiểm ở mức thấp nhất nếu trong hợp đồng không có quy định mức mua bảo hiểm.
Bước 7: Làm thủ tục hải quan
Với các điều kiện cơ sở giao hàng nhóm F, C, D người xuất khẩu cần phải khai báo hải quan trước khi giao hàng lên phương tiện vận tải. Theo quy định của quốc gia sở tại mà việc thông quan hàng hóa sẽ được thực hiện như thế nào.
Lưu ý:
- Dựa vào uy tín của doanh nghiệp và loại hàng mà doanh nghiệp thông quan điện tử.
- Trên tờ khai tờ thông quan khai bao giờ cũng có mã số mã vạch.
- Tại bước này sẽ làm xuất hiện tờ khai hải quan.
Bước 8: Giao hàng
Có hai cách giao hàng xuất khẩu như sau:
- Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi: Nhà xuất khẩu sẽ giao hàng cho chủ kho, chủ cảng để họ chủ động giao hàng lên tàu.
- Đối với hàng xuất khẩu không cần lưu kho lưu bãi: Trực tiếp giao cho hãng tàu vận chuyển.
Bước 9: Làm thủ tục thanh toán
Có 3 cách để làm thủ tục thanh toán:
- Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển tiền.
- Thanh toán bằng phương thức nhờ thu (phải thận trọng vì phương thức này thường mang rủi ro cho nhà xuất khẩu)
- Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) trả ngay không hủy ngang (để đảm bảo an toàn).
Bước 10: Xử lý khiếu nại (nếu có)
Chỉ khi có sự khiếu nại từ phía khách hàng thì sẽ xuất hiện nghiệp vụ giải quyết khiếu nại. Khi có các khiếu nại về hàng hóa của khách hàng thì nhà xuất khẩu sẽ giải quyết theo tinh thần của hợp đồng.
Như vậy, trên đây là 10 bước trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển – đường hàng không. Tuy nhiên sẽ còn rất nhiều vấn đề có thể phát sinh khi bạn làm việc thực tế hoặc trực tiếp. Có thể nói rằng thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài là một việc vô cùng phức tạp và khó khăn. Vì vậy, nếu bạn đang muốn hoặc đã tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, hãy trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc và một hiểu biết, kỹ năng khôn khéo.
Hiện nay, với mục đích tiết kiệm thời gian cũng như có thể hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ của các công ty dịch vụ uy tín. Chúng tôi với đội ngũ chuyên nghiệp cùng kinh nghiệm lâu đời, cam kết sẽ phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Hi vọng bài viết này Tư Vấn Logistics đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về Quy trình xuất khẩu hàng hóa và có cái nhìn toàn diện nhất.
Tham khảo thêm:
- Phân Biệt Vận Đơn Sạch Và Vận Đơn Không Sạch
- Chuỗi Cung Ứng Là Gì? Tìm Hiểu Về Mô Hình Chuỗi Cung Ứng
- Inbound Logistics Là Gì? So Sánh Inbound Logistics Và Outbound Logistics
- House Bill Là Gì? Phân Biệt HBL và MBL
Tags: Quy trình xuất khẩu hàng hóa, quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển, quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hóa, quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty, quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng container, quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa, quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container