Kiểm Tra Sau Thông Quan Là Gì? Vai Trò Và Quy Trình KTSTQ
Hàng nhập khẩu đã xuất trình hồ sơ và thông quan rồi nhưng đột nhiên lại được nhận quyết định kiểm tra sau thông quan. Vậy Kiểm tra sau thông quan là gì? Tại sao lại phải kiểm tra sau thông quan và kiểm tra như thế nào, kiểm tra những gì? Hãy cùng Tư Vấn Logistics giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.
1. Kiểm Tra Sau Thông Quan Là Gì?
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra do cơ quan hải quan thực hiện đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ liên quan khác, các tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa. Trong trường hợp cần thiết hoặc theo điều kiện của hàng hóa sau thông quan có thể kiểm tra thực tế hàng hóa.
Thời điểm tiến hành kiểm tra có thể là một vài tuần, hoặc một vài tháng sau khi thông quan. Có thể kiểm tra với số lượng là một hoặc một số lô hàng trong một khoảng thời gian nào đó.
»»» Review Khóa Học Logistics Ngắn Hạn Tốt Nhất Hà Nội TPHCM
2. Các Đối Tượng Kiểm Tra Sau Thông Quan
- Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu
- Các đơn vị ủy thác xuất nhập khẩu
- Đại lý khai thuê hải quan
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh
Người khai hải quan cho lô hàng có khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế, việc xác định dựa trên một trong những tiêu chí cụ thể như sau:
– Dấu hiệu vi phạm liên quan đến nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực của người khai hải quan;
– Người khai hải quan có số lượng tờ khai hải quan lớn, kim ngạch cao và trị giá cao;
– Dấu hiệu vi phạm của người khai hải quan có số lượng lớn tờ khai hải quan ngoài thời hạn 60 ngày, phát sinh tại nhiều Chi cục Hải quan, nhiều Cục Hải quan.
– Dấu hiệu vi phạm trường hợp chỉ nhìn trên hồ sơ mà người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan theo quy định thì khả năng thực hiện việc kiểm tra tại Chi cục Hải quan là chưa đủ cơ sở kết luận chính xác
Sau khi đã xác định được đối tượng phải kiểm tra cụ thể, công chức hay nhóm công chức sẽ tiến hành đề xuất kiểm tra và tiếp tục công việc thu thập, phân tích thông tin chi tiết, toàn diện hơn về đối tượng đã được lựa chọn.
3. Vai Trò Của Kiểm Tra Sau Thông Quan
Kiểm tra sau thông quan góp phần nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hải quan, thực hiện có hiệu quả chống gian lận thương mại.
Kiểm tra sau thông quan tạo điều kiện để thông quan nhanh, tạo điều kiện cho việc phát triển giao lưu thương mại quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng các doanh nghiệp
– Kiểm tra sau thông quan còn góp phần đảm bảo cho pháp luật hải quan và các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa được thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả, đặc biệt kiểm tra sau thông quan góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cộng đồng các doanh nghiệp
– Góp phần đảm bảo ngăn chặn các tình trạng thất thu ngân sách, cắt giảm chi phí quản lý về hải quan, giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật hải quan
– Thông qua việc nhận biết và xử lý các rủi ro tiềm ẩn của hệ thống mà kiểm tra sau thông quan còn có tác động tích cực trở lại cho hệ thống quản lý của cơ quan hải quan.
– Thông qua việc kiểm tra sau thông quan có thể dẫn tới mở rộng phạm vi kiểm tra sang nhiều lĩnh vực khác khi cần thiết, như kiểm tra chế độ giấy phép, về xuất xứ hàng hóa, về hạn ngạch, về chống bán phá giá…
– Kiểm tra sau thông quan giúp công tác kiểm tra, giám sát của hải quan đạt hiệu quả cao hơn, bởi thông qua hoạt động này cơ quan hải quan có được khá đầy đủ thông tin về giao dịch có liên quan thông qua hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
– Kiểm tra sau thông quan cho phép cơ quan hải quan áp dụng một cách đơn giản hóa các biện pháp giám sát, quản lý nhưng vẫn dựa trên cơ sở hiện đại hóa hải quan mà vẫn đảm bảo chức năng quản lý của nhà nước về hải quan.
4. Lợi Ích Của Kiểm Tra Sau Thông Quan
Kiểm tra sau thông quan là một hoạt động quan trọng của ngành hải quan, nhằm mục đích hướng dẫn các doanh nghiệp nâng cao ý thức của mình trong tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, ngăn chặn kịp thời các hành vi sai phạm, truy thu các khoản tiền thuế thiếu, tiền phạt nộp vào ngân sách nhà nước.
5. Quy Trình Kiểm Tra Sau Thông Quan
Có 2 trường hợp xảy ra là việc kiểm tra diễn ra tại doanh nghiệp hoặc diễn ra tại cơ quan hải quan (chi cục làm tờ khai).
Thông thường thì hải quan sẽ mời doanh nghiệp đến chi cục đã làm tờ khai để tiến hành kiểm tra hồ sơ. Khi đó doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ các hồ sơ cần thiết và các thủ tục để đảm bảo thời gian làm việc được nhanh chóng, thuận lợi.
Doanh nghiệp bạn cần lưu ý một vài điều như sau:
– Đọc kỹ quyết định kiểm tra về các thông tin như: thời gian kiểm tra, địa điểm kiểm tra, những tờ khai nào cần kiểm tra… Xem mục đích của kiểm tra này là gì: thường thì nó có liên quan đến trị giá hải quan.
– Chuẩn bị hồ sơ của từng lô hàng mà thuộc diện phải kiểm tra được ghi rõ trên Quyết định. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm 2 bản trong đó: 01 bản chính để kiểm tra và 01 bản chụp để nộp lại.
Để giải thích về giá hàng nhập là đúng, không khai man để trốn thuế bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo giấy tờ ghi trên quyết định, và những giấy tờ khác có liên quan. Việc này cũng tương tự như việc phải Tham vấn giá hải quan. Giấy tờ được chuẩn bị càng đầy đủ, càng chuẩn chỉnh thì càng dễ làm việc với hải quan.
– Bạn cần đến làm việc theo thời gian trong quyết định, khi đến bạn cần đem theo hồ sơ tới gặp cán bộ hải quan được phân công giải quyết hồ sơ.
Buổi làm việc sẽ xoay quanh các vấn đề về việc giá khai báo có thấp hơn thực tế không, có đủ các tài liệu chứng minh điều đó không.
Trường hợp nếu bạn cung cấp đủ các bằng chứng thì bạn sẽ được thông quan kiểm tra. Những trường hợp nếu bạn không có đủ bằng chứng, hoặc không chứng minh được, bạn sẽ bị hải quan áp thuế cao hơn, và có thể tiến hành những biện pháp khác như: phạt hành chính, truy thu thuế.
»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tốt Nhất
6. Giải Đáp Một Số Câu Hỏi Về Kiểm Tra Sau Thông Quan
– Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan phải được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong khoảng thời gian là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là trước ngày tiến hành kiểm tra là 05 ngày làm việc .
Riêng trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan thì quyết định kiểm tra sẽ được gửi trực tiếp cho người khai hải quan hoặc người đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan trong giờ làm việc ngay sau khi có công bố quyết định kiểm tra mà không phải thông báo trước.
– Quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành kiểm tra được ghi trên Quyết định kiểm tra mà người khai hải quan không gửi bất kỳ hồ sơ tài liệu nào hoặc không cử đại diện đến làm việc với cơ quan hải quan thì sẽ tiến hành xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ dữ liệu mà cơ quan hải quan đã có trước đó.
– Người khai hải quan có nghĩa vụ phải cung cấp các chứng từ như: đơn thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung có liên quan theo quy định tại Điều 79, Điều 82 của Luật Hải quan; Cử đại diện có thẩm quyền để đến làm việc trực tiếp với cơ quan hải quan;
Trong quá trình kiểm tra, ngoài các chứng từ và tài liệu nêu trên thì người khai hải quan cũng có thể cung cấp các thông tin, tài liệu bổ sung liên quan đến hồ sơ hải quan được kiểm tra.
Trên đây là những thông tin mà mình muốn chia sẻ cho các bạn về kiểm tra sau thông quan cũng như vai trò của kiểm tra sau thông quan, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong công việc của mình.
Xem thêm:
- MSDS là gì? Cách Tìm MSDS Của Hóa Chất
- C/O Form E Là Gì? Các Mẫu Và Cách Kiểm Tra C/O Form E Hợp Lệ
- Reverse Logistics Là Gì? Tìm Hiểu Reverse Logistics Chi Tiết
- Outsourcing Là Gì? Lợi Ích Của Thuê Ngoài Trong Chuỗi Cung Ứng
- Vận Đơn Sạch Là Gì? Phân Biệt Vận Đơn Sạch Và Vận Đơn Không Sạch